Hỏi: Tôi có mua lô đất tại P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức. Sổ đỏ đất thổ cư 62,14 m2, tôi được cấp giấy phép và đã xây dựng xong như giấy phép.
Nhưng bị chủ đất bên cạnh là ông Hoa khởi kiện tại Tòa án quận Thủ Đức (vào giữa năm 2010) vì đã lấn đất của ông Hoa 10m2 (ngang 0,8 m dài 13,5 m), khi tòa án điều tra thì phát hiện đất bị chồng ranh (tôi không lấn đất).
Đến nay đã gần 2 năm nhưng tòa án không đưa ra xét xử. Nhiều lần tôi lên hỏi tòa án và Phòng tài nguyên - môi trường Thủ Đức thì không bên nào trả lời thời gian giải quyết vụ việc.
Thời gian lâu như vậy có đúng luật không, làm sao để toà án xét xử? Phòng tài nguyên - môi trường làm như vậy có đúng không, làm sao để tôi được cấp GCN QSD nhà và đất? nguyenconghoang, (nguyenconghoang2002@...)
Đến nay đã gần 2 năm nhưng tòa án không đưa ra xét xử. Nhiều lần tôi lên hỏi tòa án và Phòng tài nguyên - môi trường Thủ Đức thì không bên nào trả lời thời gian giải quyết vụ việc.
Thời gian lâu như vậy có đúng luật không, làm sao để toà án xét xử? Phòng tài nguyên - môi trường làm như vậy có đúng không, làm sao để tôi được cấp GCN QSD nhà và đất? nguyenconghoang, (nguyenconghoang2002@...)
Trả lời
Ảnh minh họa |
Căn cứ quy định tại điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự, thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Nếu vụ án có tính chấp phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 2 tháng. Theo đó, kể từ ngày thụ lý vụ án, thời hạn tối đa để tòa án đưa vụ án ra xét xử là 6 tháng theo quy định (kể cả thời gian gia hạn, nếu có).
Cũng theo điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự, trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Như vậy, tổng thời gian để tòa án mở phiên tòa kể từ ngày thụ lý vụ án là 8 tháng (với không quá 6 tháng chuẩn bị xét xử kể từ ngày thụ lý vụ án và không quá 2 tháng để mở phiên tòa từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử). Nếu kể từ ngày thụ lý vụ án đến nay đã gần 2 năm mà tòa án vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử là không phù hợp với thời hạn luật định.
Cũng có thể do nhiều nguyên nhân khách quan nên tòa án chưa thể đưa vụ án ra xét xử, như sự bất hợp tác của nguyên đơn hoặc bị đơn, mất thời gian cho việc thẩm định chứng cứ hoặc công tác đo vẽ… Tuy nhiên, nếu bạn đã liên hệ tòa án (cụ thể là thư ký tòa hoặc trực tiếp gặp thẩm phán thụ lý vụ án) mà không nhận được sự giải thích thì căn cứ theo điều 396 Bộ luật tố tụng dân sự, bạn có quyền khiếu nại đến chánh án Tòa án Quận Thủ Đức để yêu cầu sớm đưa vụ án đã quá thời hạn ra xét xử.
Liên quan đến việc bạn có liên hệ Phòng tài nguyên - môi trường quận Thủ Đức nhưng không nhận được câu trả lời giải quyết vụ việc. Lý do có thể là bạn đã liên hệ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo điều 136 Luật đất đai, đối với tranh chấp quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận (trường hợp của bạn là sổ đỏ như bạn đã nêu) thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nhân dân. Do đó, Phòng tài nguyên - môi trường quận Thủ Đức không thể trả lời câu hỏi của bạn về thời gian giải quyết vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bạn và người sử dụng đất bên cạnh, vì vụ việc này do tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình, ngoài việc tranh chấp đã được thụ lý bởi tòa án, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến UBND quận (là cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất) về việc cấp giấy chứng nhận không đúng diện tích, bị chồng lấn ranh, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của gia đình bạn, để cơ quan này nhanh chóng xem xét, điều chỉnh lại giấy chứng nhận của bạn và người đang tranh chấp.
Cũng theo điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự, trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Như vậy, tổng thời gian để tòa án mở phiên tòa kể từ ngày thụ lý vụ án là 8 tháng (với không quá 6 tháng chuẩn bị xét xử kể từ ngày thụ lý vụ án và không quá 2 tháng để mở phiên tòa từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử). Nếu kể từ ngày thụ lý vụ án đến nay đã gần 2 năm mà tòa án vẫn chưa đưa vụ án ra xét xử là không phù hợp với thời hạn luật định.
Cũng có thể do nhiều nguyên nhân khách quan nên tòa án chưa thể đưa vụ án ra xét xử, như sự bất hợp tác của nguyên đơn hoặc bị đơn, mất thời gian cho việc thẩm định chứng cứ hoặc công tác đo vẽ… Tuy nhiên, nếu bạn đã liên hệ tòa án (cụ thể là thư ký tòa hoặc trực tiếp gặp thẩm phán thụ lý vụ án) mà không nhận được sự giải thích thì căn cứ theo điều 396 Bộ luật tố tụng dân sự, bạn có quyền khiếu nại đến chánh án Tòa án Quận Thủ Đức để yêu cầu sớm đưa vụ án đã quá thời hạn ra xét xử.
Liên quan đến việc bạn có liên hệ Phòng tài nguyên - môi trường quận Thủ Đức nhưng không nhận được câu trả lời giải quyết vụ việc. Lý do có thể là bạn đã liên hệ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ theo điều 136 Luật đất đai, đối với tranh chấp quyền sử dụng đất đã có giấy chứng nhận (trường hợp của bạn là sổ đỏ như bạn đã nêu) thì thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án nhân dân. Do đó, Phòng tài nguyên - môi trường quận Thủ Đức không thể trả lời câu hỏi của bạn về thời gian giải quyết vụ việc tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bạn và người sử dụng đất bên cạnh, vì vụ việc này do tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi của mình, ngoài việc tranh chấp đã được thụ lý bởi tòa án, bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến UBND quận (là cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất) về việc cấp giấy chứng nhận không đúng diện tích, bị chồng lấn ranh, gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của gia đình bạn, để cơ quan này nhanh chóng xem xét, điều chỉnh lại giấy chứng nhận của bạn và người đang tranh chấp.
Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân
(Theo TTO)
(Theo TTO)
Nguồn: batdongsan.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét